Nét mới trong chương trình "Hàng Việt về nông thôn"
15/04/2014 10:33 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ngay từ cuối năm 2009, Gia Lai đã tích cực triển khai chương trình “Hàng Việt về nông thôn”. Sau 5 năm (2009-2013) triển khai, chương trình đã mang lại kết quả nhất định với 23 phiên chợ, hầu hết các phiên chợ đều được tổ chức tại các xã. Hàng hóa phục vụ chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu, là hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
Riêng năm 2013, Sở Công thương đã tổ chức được 6 phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” tại các xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê), Ia Nhin (huyện Chư Pah), Tân An (huyện Đak Pơ) và tại các huyện Mang Yang, Kbang, Kông Chro với tổng giá trị hàng hóa phục vụ là 5.166,8 triệu đồng (tăng 3.786,8 triệu đồng so với năm 2012); doanh số bán hàng đạt 1.359,84 triệu đồng (tăng 454,07 triệu đồng so với năm 2012). Mặc dù còn một số tồn tại nhưng xét về góc độ tuyên truyền thì chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” đã có nhiều chuyển biến tích cực so với những năm đầu mới tổ chức, từng bước nâng cao về nhận thức của người dân đối với hàng Việt. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều được tổ chức các phiên chợ và địa điểm chủ yếu vẫn là các xã vùng xa. Nhờ vậy, cuộc vận động ngày một lan rộng và có chiều sâu, công tác tổ chức các phiên chợ ngày một hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn. Bà Nguyễn Thị Bích Thu-Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại, Sở Công thương cho biết: Để chuẩn bị cho chương trình “Hàng Việt về nông thôn” năm 2014, Trung tâm đã lên kế hoạch tổ chức các phiên chợ (dự kiến 6 phiên chợ tại các huyện như: Chư Pah, Ia Grai, Phú Thiện, Krông Pa, Mang Yang). Đồng thời, Trung tâm cũng đã làm việc với các huyện, xã để thống nhất thời gian và địa điểm; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện thực hiện tuyên truyền cổ động tại các thôn làng; phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ… Đặc biệt, Ban tổ chức dự định sẽ mời thêm các đơn vị kinh doanh dịch vụ trò chơi thiếu nhi như tô tượng, vẽ tranh cát phục vụ các em nhỏ hay các đơn vị kinh doanh ẩm thực phục vụ bà con đến mua sắm, ăn uống…
Bên cạnh sự nỗ lực từ phía Ban tổ chức, sự chung tay của các doanh nghiệp tham gia cũng là phần quan trọng vào sự thành công của chương trình. Đồng hành với chương trình từ khi mới triển khai và có mặt trong tất cả các phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn”, Siêu thị Co.op Mart Pleiku mang đến phiên chợ các mặt hàng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đạt chứng chỉ ISO. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế nhưng Siêu thị vẫn cố gắng duy trì tham gia cùng chương trình, đồng thời còn tổ chức bán hàng lưu động mỗi năm ít nhất 12 chuyến nhằm ổn định thị trường và mang sản phẩm giá tốt nhất cho bà con vùng xa. Cũng là doanh nghiệp có mặt trong mỗi chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, ông Ngô Tấn Giác-Chủ doanh nghiệp Cà phê Thu Hà chia sẻ: Mỗi năm doanh nghiệp phải chi 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng để tham gia chương trình hàng Việt về nông thôn. Có phiên chẳng bán được bao nhiêu dù hạ giá cà phê xuống mức thấp nhất (chỉ 80.000 đồng/kg và còn tặng thêm một 1 kg đường). Mặc dù vậy, cà phê Thu Hà vẫn sẽ đồng hành cùng chương trình. Ông Giác mong muốn Ban tổ chức quan tâm hơn nữa công tác quảng bá trước khi diễn ra phiên chợ để bà con biết và đến tham quan mua sắm.
Theo Báo Gia Lai
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...