Đào tạo hệ trung cấp nghề: Còn đó những khó khăn

16/12/2013 07:29 AM


Nhiều năm qua, một số trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh có chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp nghề đang gặp khó khăn, không chỉ khó trong công tác tuyển sinh mà còn khó cả trong việc giữ chân người học.

- Nhiều năm qua, một số trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh có chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp nghề đang gặp khó khăn, không chỉ khó trong công tác tuyển sinh mà còn khó cả trong việc giữ chân người học.

Từ công tác tuyển sinh

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3/7 trường dạy nghề được giao chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp nghề, đó là Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai, Trường Trung cấp Nghề An Khê và Trường Trung cấp Nghề Ayun Pa. Trong năm học 2013-2014, Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai được giao tuyển sinh 450 học sinh, Trường Trung cấp Nghề An Khê 100 học sinh và Trường Trung cấp Nghề Ayun Pa 100 học sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dù đã trải qua gần nửa học kỳ I nhưng các trường mới chỉ tuyển được 60-70% chỉ tiêu.

 

ttp://baogialai.com.vn/data
 Ảnh: Đinh Yến
Ảnh: Đinh Yến

Ông Nguyễn Kim Vui-Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Ayun Pa, cho biết: Nguyên nhân chính là do học sinh thích làm “thầy” hơn làm “thợ”. Hơn nữa, các em học xong rất khó tìm được việc làm ổn định. Còn theo ông Trần Văn Hải-Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề An Khê thì: Cơ hội vào đại học có quá nhiều… cánh cửa khiến nhiều người không còn mong muốn vào trường nghề như thời gian trước.

Là một ngôi trường có bề dày thành tích về đào tạo nghề, năm học này Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai cũng gặp khó trong công tác tuyển sinh. Nhìn nhận vấn đề này, Hiệu trưởng Trần Văn Kiệm cho biết: Đây là khó khăn chung của cả nước chứ không riêng gì tỉnh ta. Ngoài vấn đề tâm lý thích học ở các trường đại học hơn các trường nghề thì việc xã hội hóa học tập trong phân luồng học sinh từ THCS lên THPT hiện nay khá dễ dàng.

Đến việc giữ chân người học

Trên thực tế, nhiều học sinh đã học được gần kết thúc khóa học rồi nhưng vẫn bỏ. Ông Trần Văn Kiệm cho biết: Trung bình mỗi năm có khoảng 20% học sinh bỏ học. Nguyên nhân một phần do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, đối tượng không thuộc diện chính sách khi học hệ trung cấp nghề phải đóng học phí cao, khi nhập học được 2-3 tháng đầu thấy khó là các em tự bỏ.

Đồng quan điểm, ông Trần Văn Hải cho biết: “Học sinh đa số là trụ cột gia đình, các em đi học thuộc đối tượng ưu tiên là người dân tộc thiểu số không phải là học sinh học từ các trường dân tộc nội trú thì chỉ được hỗ trợ 140.000 đồng/người/tháng, trong khi học sinh học ở trường dân tộc nội trú khi học nghề được hỗ trợ 920.000 đồng/người/tháng. Sự chênh lệch này khiến cho nhiều học sinh bỏ học. Bên cạnh đó, một số em học phổ thông trình độ yếu, nhất là học sinh THCS khi vào học hệ trung cấp nghề phải học thêm một năm học văn hóa cũng nảy sinh tâm lý chán nản rồi dẫn đến nghỉ học”.

Giải pháp nào?

 

Nhà trường cần chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho các em. (Ảnh minh họa))
Nhà trường cần chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho các em. (Ảnh minh họa)

Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường nghề hàng năm là cơ sở để tỉnh giao kinh phí hoạt động. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu không tuyển sinh đủ chỉ tiêu thì kinh phí sẽ bị cắt. Theo đó, mỗi trường nghề đều có giải pháp riêng để vừa tuyển sinh được thuận lợi vừa giữ chân người học.

Theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai thì hàng năm vào mùa tuyển sinh ngoài đăng thông báo tuyển sinh trên phương tiện thông tin đại chúng, nhà trường chuyển sang phương pháp tuyên truyền về tận làng vận động trực tiếp. Hơn nữa, nhà trường hướng dẫn học sinh vay vốn tín dụng theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, nhà trường tư vấn giới thiệu việc làm ngay sau khi các em tốt nghiệp nghề ra trường.

Còn đối với Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề An Khê thì: Muốn công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả thì cả xã hội vào cuộc. Cùng với đó, Nhà nước cần nâng mức trợ cấp học nghề cho các em học sinh thuộc đối tượng ưu tiên, cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp vùng miền. Với ông Nguyễn Kim Vui thì đề xuất: Nhà trường cần chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho các em.                    

 

Theo Báo Gia Lai