Tăng cường thanh tra-kiểm tra thuế lĩnh vực kinh doanh nông sản
08/11/2013 07:50 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Niên vụ cà phê 2013-2014 dù mới bắt đầu nhưng đang đối diện với nhiều thử thách khi giá không tăng như mọi năm mà có xu hướng giảm. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá cà phê nội địa ở Tây Nguyên đạt mức 43-44 triệu đồng/tấn nhưng hiện chỉ còn 36,7-37 triệu đồng/tấn, thấp nhất trong vòng 16 tháng qua.
Niên vụ cà phê 2013-2014 dù mới bắt đầu nhưng đang đối diện với nhiều thử thách khi giá không tăng như mọi năm mà có xu hướng giảm. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá cà phê nội địa ở Tây Nguyên đạt mức 43-44 triệu đồng/tấn nhưng hiện chỉ còn 36,7-37 triệu đồng/tấn, thấp nhất trong vòng 16 tháng qua. Là mặt hàng nông sản chủ lực và mang về nguồn thu ngân sách đáng kể cho địa phương, tuy nhiên theo thống kê của ngành Thuế hiện chỉ kiểm soát được 70% sản lượng và giá trị nông sản trong việc khai thuế...
Đây là một thực trạng tương đối phổ biến tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng khi nguồn thu thuế từ sản xuất kinh doanh cà phê chiếm tỷ trọng lớn (70-90%) trong dự toán được giao. Việc chống thất thu được ngành Thuế triển khai quyết liệt, ngay từ đầu năm bằng những giải pháp “truyền thống” như: quản lý chặt tại gốc, phối hợp các ngành rà soát, nắm diện tích, sản lượng từng loại nông sản trên từng địa bàn; tăng cường kiểm tra, giám sát từ sổ sách chứng từ đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan khác; kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển nông sản ra khỏi địa bàn, chống thất thu trên khâu lưu thông… Tuy nhiên, hiệu quả mà các giải pháp này mang lại chưa thực sự tương xứng với kỳ vọng của cơ quan quản lý nhà nước. Trước thực trạng trên, ngày 12-6-2013, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 7527/BTC-TCT yêu cầu các Cục Thuế tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Công văn 7527/BTC-TCT nhằm thiết lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản bằng cách tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Nếu giải quyết không triệt để vấn đề này, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản có uy tín trên thương trường sẽ gặp khó khăn vì không chủ động được nguồn nguyên liệu, trong khi đó Nhà nước đang bị thất thu-hụt thu lớn từ thuế kinh doanh nông sản. Tuy nhiên, theo lập luận của nhiều doanh nghiệp, với đặc thù kinh doanh nông sản như hiện nay, áp dụng Công văn 7527/BTC-TCT chắc chắn sẽ khó cho doanh nghiệp khi tiền thuế hoàn lại bị ách tắc... Trước phản hồi từ phía dư luận, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng, ngày 15-10-2013, Bộ Tài chính ban hành tiếp Công văn 13706/BTC-TCT “sửa đổi, bổ sung Công văn 7527/BTC-TCT nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục, hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng nông-lâm-thủy sản”. Như vậy, Công văn 13706/BTC-TCT đã trở lại các quy tắc xử sự chung: Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định tại mục b khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý thuế, trong đó ưu tiên phân loại “doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh từ 24 tháng không bị xử phạt về thuế…
Để chống thất thu thuế, đã có nhiều ý kiến đề xuất đưa mặt hàng nông-lâm-thủy sản chưa qua chế biến vào danh mục hàng hóa không chịu thuế GTGT. Theo ông Nguyễn Trọng Bảo-Trưởng phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh) thì trong “Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020” sẽ từng bước giảm bớt nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế nhằm đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT. Nếu đưa hàng nông-lâm-thủy sản chưa qua chế biến có rất nhiều loại vào diện không chịu thuế thì nguy cơ tác động mạnh đến tính liên hoàn của thuế GTGT, ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp trên diện rộng vì không được khấu trừ thuế đầu vào. Ở đây, nên chọn mặt hàng có sản lượng, kim ngạch xuất khẩu lớn và bị lợi dụng nhiều nhất, cụ thể là cà phê vào diện không chịu thuế. Để phòng-chống gian lận thuế trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc từng bước lành mạnh hóa thị trường cà phê bằng các chế tài phù hợp, ngành Thuế tỉnh đẩy mạnh công tác thanh tra, phấn đấu hoàn thành 100% số lượng doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế theo kế hoạch Tổng cục Thuế phê duyệt. Đồng thời tiếp tục bổ sung kế hoạch thanh tra đột xuất một số doanh nghiệp có tính đặc thù như thủy điện, nông-lâm sản, khoáng sản. Theo dõi, phối hợp với bộ phận liên quan đôn đốc nộp ngân sách đạt 80% trở lên trên tổng số tiền thuế, tiền phạt phát hiện, xử lý qua thanh tra. Song song là thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm thu hồi nợ đọng thuế...
Theo Báo Gia Lai
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024