Đak Pơ phát triển kinh tế từ nông nghiệp
23/10/2013 08:16 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nền kinh tế chủ yếu của huyện Đak Pơ là sản xuất nông nghiệp. Với xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, song những năm qua Đak Pơ đã có nhiều nỗ lực tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội và giữ vững quốc phòng-an ninh. Trong đó, nông nghiệp vẫn giữ vai trò nền tảng.
Nền kinh tế chủ yếu của huyện Đak Pơ là sản xuất nông nghiệp. Với xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, song những năm qua Đak Pơ đã có nhiều nỗ lực tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội và giữ vững quốc phòng-an ninh. Trong đó, nông nghiệp vẫn giữ vai trò nền tảng. Từ nền tảng nông nghiệp… Sau gần 10 năm chia tách huyện (tháng 12-2003), đặc biệt là sau Đại hội Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015), Đảng bộ và chính quyền các cấp của huyện đã bám sát điều kiện thực tế và những lợi thế của địa phương để thực hiện những chỉ tiêu phấn đấu mà nghị quyết đại hội đề ra. Trong đó, xác định nông nghiệp giữ vai trò nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nên Đak Pơ duy trì phát triển nông nghiệp với các loại cây trồng lợi thế như: mía, mì, bắp, dưa hấu…
Huyện đã đầu tư cơ giới hóa, xây dựng các mô hình sản xuất hàng nông nghiệp theo hướng thương phẩm tập trung. Riêng từ năm 2010 đến năm 2012, Đak Pơ đã đầu tư nguồn vốn cho khoa học công nghệ để thực hiện đề án vỗ béo đàn bò, nuôi ba ba thương phẩm, gà thả vườn… với tổng giá trị 519,478 triệu đồng. Đối với cây trồng, huyện luôn duy trì diện tích ổn định, trong đó lúa nước trên 1.500 ha, bắp lai trên 3.000 ha, mì trên 1.400 ha, mía trên 7.000 ha, rau đậu các loại trên 5.000 ha…; chỉ đạo các phòng chuyên môn, trạm bảo vệ thực vật triển khai kế hoạch tổ chức hội thảo đầu bờ, tổ chức hướng dẫn cho nông dân phương cách cải tạo, duy trì giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao, cách sử dụng an toàn các loại thuốc bảo vệ thực vật; định hướng cho người dân những thông tin dự báo, những biện pháp phòng-chống dịch bệnh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, bước đầu cho thấy hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế thiết thực và nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện giai đoạn 2010-2012 đạt 13,15%. Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt từ 258,513 tỷ đồng đã vươn lên 323,910 tỷ đồng năm 2013 (tăng 25,30%). Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể; thu nhập bình quân đầu người từ 7,117 triệu đồng/năm 2010 lên 11,2 triệu đồng/năm 2013… Đến đòn bẩy hạ tầng Đak Pơ có tuyến quốc lộ 19 nối với TP. Pleiku nên huyện không bỏ lỡ cơ hội cho tiềm năng phát triển thương mại lâu dài. Huyện có 33 doanh nghiệp và 458 cơ sở kinh doanh hoạt động ổn định. Đây là một lợi thế cho việc giao thương hàng hóa cũng như góp phần tạo đầu ra cho nông sản. Song để làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, Đak Pơ rất quan tâm đến việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông. Bởi vậy, trong nhiều năm qua được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông, xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… Bên cạnh đó việc đầu tư cho điện, nước sinh hoạt, truyền thông cũng luôn được quan tâm đúng mức. Đến nay 73 thôn, làng của 8 xã được sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,87% số dân nông thôn được dùng nước sạch. Hơn nữa, Đak Pơ cũng đã tập trung đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng và quan tâm tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư; chỉ đạo rà soát, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền; tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế về mặt bằng sản xuất, vay vốn tín dụng, thực hiện nghĩa vụ thuế, tiếp cận các chính sách ưu đãi... nhằm thu hút đầu tư vào địa bàn.
Theo Báo Gia Lai
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024