Chủ động phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
25/02/2013 08:50 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), hiện nay dịch tai xanh, lở mồm long móng trên đàn gia súc đang tái phát, nguy cơ lây lan trên diện rộng. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong cả nước diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở các địa phương lân cận dễ lây lan vào địa bàn tỉnh.
Thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), hiện nay dịch tai xanh, lở mồm long móng trên đàn gia súc đang tái phát, nguy cơ lây lan trên diện rộng. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong cả nước diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở các địa phương lân cận dễ lây lan vào địa bàn tỉnh. Trước tình hình này, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành chức năng và người chăn nuôi không được chủ quan lơ là mà phải chủ động triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng-chống và ngăn chặn kịp thời nếu có dịch bệnh xảy ra.
Sau Tết Nguyên đán, thời tiết khô hanh, ngày nắng đêm lạnh, lượng thức ăn xanh thiếu, thức ăn dự trữ không có, sức đề kháng kém làm cho vật nuôi gầy yếu tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ phát triển và tái phát, do đó nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm, bệnh heo tai xanh, lở mồm long móng tái phát và lây lan là rất cao. Có nhiều nguyên nhân gây nên dịch bệnh, trong đó chủ yếu là do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, không an toàn của người dân. Bên cạnh đó, chu kỳ thay đàn gia cầm thường nhanh; một năm, mỗi hộ chăn nuôi thay khoảng 4 đàn vịt và 6 đàn gà, trong khi việc tiêm phòng chỉ tập trung trong 2 đợt, vì vậy nhiều đàn gia cầm mới không được tiêm phòng. Ý thức của một số người chăn nuôi lại chưa cao, vẫn còn hiện tượng không tiêm phòng và khi có dịch thì không khai báo nên dễ lây lan. Trước tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phức tạp, để chủ động ngăn chặn bệnh gia súc, gia cầm bùng phát và lây lan, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng-chống dịch; đôn đốc các thành viên Ban chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh động vật của tỉnh thường xuyên kiểm tra công tác phòng-chống dịch. Các ngành chức năng không cho nhập gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch từ các tỉnh đang có dịch bệnh. Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch; thường xuyên vệ sinh môi trường, phun hóa chất khử trùng tiêu độc các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, mua bán và phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm. UBND huyện, thị xã, thành phố cần chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, xã phường, thị trấn giám sát việc chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm đến tận thôn, làng. Tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về phòng-chống dịch bệnh, tuyệt đối không được giấu dịch, khi phát hiện phải báo cáo chính quyền địa phương, không được bán chạy và vứt xác gia súc, gia cầm chết bừa bãi, kiểm soát chặt chẽ khu vực có dịch. Chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ cho nhân dân bị thiệt hại. Để chủ động trong công tác phòng-chống dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện dịch bệnh sớm và báo cáo kịp thời dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc… để xử lý nhanh, khống chế ổ dịch khi còn nhỏ lẻ.
Theo Báo Gia Lai
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 1.7.2025 thay đổi ...