Ban hành kế hoạch tuyên truyền về sửa đổi, bổ sung hiến pháp 1992
25/01/2013 01:28 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Căn cứ Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị, cùng các văn bản chỉ đạo liên quan của Trung ương và Ban Chỉ đạo của tỉnh về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi (DTSĐ) Hiến pháp 1992, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành kế hoạch tuyên truyền thực hiện sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
Mục đích yêu cầu nhằm định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, tạo sự nhất trí cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, góp phần xây dựng Hiến pháp theo đúng yêu cầu của Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khoá XI). Hình thức phổ biến, tuyên truyền trong sinh hoạt chi bộ đảng, sinh hoạt các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể nhân dân. Lồng ghép trong các hội nghị triển khai công tác của các ngành, địa phương, đơn vị. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên, cùng các hình thức cổ động trực quan (panô, áp phích, khẩu hiệu, triển lãm…). Phát huy vai trò của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào DTSĐ Hiến pháp 1992, để Hiến pháp thực sự là kết tinh ý chí, nguyện vọng và trí tuệ tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Tuyên truyền kết quả tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 cả về lý luận và thực tiễn, những nội dung cần được tiếp tục kế thừa, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hoá kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đảng… Phản ánh thành tựu của đất nước và địa phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại trong quá trình thực thi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, tuyên truyền nội dung DTSĐ Hiến pháp 1992, kế hoạch của tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSĐ Hiến pháp năm 1992. Ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND, các nhà quản lý, nhà khoa học, đội ngũ trí thức, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân vào DTSĐ Hiến pháp. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, bồi đắp ý chí kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Kịp thời uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh làm thất bại những luận điệu kích động, xuyên tạc của các thế lực thù địch, gây rối, phá hoại việc thực hiện chủ trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, về nền dân chủ và pháp chế XHCN, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Theo Báo Gia Lai
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 1.7.2025 thay đổi ...