Tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng
02/01/2013 07:45 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Gia Lai đang buớc vào mùa khô. Cùng với đó là vụ sản xuất Đông Xuân, tập quán du canh, phát đốt nương rẫy làm tăng nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Để công tác phòng-chống cháy rừng (PCCR) trong mùa khô có hiệu quả cần huy động mọi nguồn lực tham gia.
Gia Lai đang buớc vào mùa khô. Cùng với đó là vụ sản xuất Đông Xuân, tập quán du canh, phát đốt nương rẫy làm tăng nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Để công tác phòng-chống cháy rừng (PCCR) trong mùa khô có hiệu quả cần huy động mọi nguồn lực tham gia. Gia Lai hiện có 708.450 ha rừng. Trong đó, diện tích rừng có nguy cơ cháy cao chiếm khoảng 40% phân bố tập trung thành từng vùng rộng lớn nên khi có cháy rừng xảy ra dễ lây lan trên diện rộng. Dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, lượng mưa năm nay thấp, mùa khô tại khu vực Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng kéo dài và khốc liệt hơn mọi năm.
Nhiệt độ không cao, độ ẩm không khí thấp làm khô vật liệu cháy. Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với tốc độ mạnh nên khả năng xảy ra cháy rừng lớn. Các địa phương như: Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh, Đak Đoa, Mang Yang, Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa là những địa phương nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Nguyên nhân của các vụ cháy trong thời gian qua vẫn là sự bất cẩn của người dân khi săn bắt động vật, đốt rẫy trong mùa sản xuất. Rừng bị cháy phần lớn đang giai đoạn kiến thiết cơ bản. Ý thức phòng-chống cháy rừng của một bộ phận nhân dân chưa cao. Hoạt động của một số ban phòng cháy chữa cháy ở cơ sở còn mang tính hình thức, chưa phát huy hiệu quả, chưa chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ để chữa cháy rừng. Chính quyền cấp xã và chủ rừng chưa coi trọng công tác tuyên truyền cho nhân dân về công tác PCCR. Mùa khô còn kéo dài và nguy cơ cháy rừng còn diễn biến phức tạp. Trước tình hình này, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp PCCR. Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy (Công an tỉnh) tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng, Hạt Kiểm lâm các địa phương và các xã thực hiện nghiêm túc các quy định và phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Hạt Kiểm lâm và đơn vị chủ rừng chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy chữa cháy. Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng trong mọi thời điểm theo phương châm bốn tại chỗ. Các đội kiểm lâm cơ động đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện ứng chiến thường trực, sẵn sàng tập trung chữa cháy khi có lệnh. Nghiêm cấm đốt nương làm rẫy và các hành vi dùng lửa khác ở những khu vực có nguy cơ cháy cao trong thời kỳ cao điểm của mùa khô. Bố trí lực lượng tuần tra canh gác phát hiện lửa rừng tại các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy. Để công tác PCCR có hiệu quả, vừa qua Chi cục Kiểm lâm và Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức diễn tập phòng cháy-chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2012 tại huyện Phú Thiện với sự tham gia của trên 300 người thuộc các lực lượng chủ lực: Kiểm lâm, Công an, dân quân tự vệ và lực lượng các Ban Quản lý Rừng phòng hộ đứng chân trên địa bàn. Đây là đợt diễn tập nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô năm nay. Trong thời kỳ cao điểm của mùa khô, nhiệm vụ hàng đầu của các đơn vị chủ rừng là triển khai quyết liệt các biện pháp PCCR. Ông Nguyễn Hồng Sơn- Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Ayun Pa cho biết: Các tiểu khu 1151, 1154, 1146, 1147, 1148 thuộc cụm xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, 1160, 1159 thuộc xã Chư A Thai huyện Phú Thiện có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao do gần khu dân cư, đường đi. Ngay từ đầu mùa khô năm nay, Ban Quản lý đã chủ động xây dựng phương án phòng cháy khá chu đáo. Phân công lực lượng trực và kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào rừng nhất là các khu vực rừng trọng điểm dễ gây cháy, đảm bảo phát hiện và dập tắt ngay đám cháy khi mới phát sinh. Lên kế hoạch phát đốt trước thực bì có điều khiển theo quy định. Bên cạnh công tác tuyên truyền, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ayun Pa kiểm tra toàn bộ nương rẫy, lán trại của dân ở xen kẽ hoặc gần nơi có rừng. Tiến hành ký cam kết và lập biên bản an toàn lửa rừng đối với các hộ dân làm rẫy ven rừng. Công tác tuyên truyền đến người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng các biện pháp PCCR có ý nghĩa quan trọng được các chủ rừng đặc biệt quan tâm. Thông qua tuyên truyền lưu động bằng miệng, hình ảnh, tờ rơi... nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Ông Trương Quốc Việt-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ia Pa nói: Do đặc điểm cư dân các làng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và sản xuất chủ yếu gần rừng. Nếu sơ suất dễ gây ra cháy rừng. Do đó công tác quản lý chặt chẽ diện tích đất nương rẫy cũ để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất rừng và hướng dẫn người dân phòng cháy khi thu dọn, phát đốt trên nương rẫy để canh tác. Đồng thời Hạt Kiểm lâm phối hợp với chính quyền xã và đơn vị chủ rừng tăng cường kiểm tra, đôn đốc phòng cháy chữa cháy rừng, giữ vững thông tin liên lạc để chỉ đạo trong suốt thời gian cao điểm của mùa khô.
Theo Báo Gia Lai
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 1.7.2025 thay đổi ...