Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
18/12/2012 07:25 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Vừa qua, Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tổng quan không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Hội thảo nằm trong chương trình đề tài khoa học cấp tỉnh “Phương pháp dạy và học cồng chiêng của đồng bào Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Hội thảo nhận được 14 bài tham luận và 9 ý kiến đóng góp của các đại biểu xung quanh vấn đề: tổng quan về cồng chiêng và vai trò của cồng chiêng trong đời sống người Bahnar, Jrai; thực trạng truyền dạy cồng chiêng trong cộng đồng người Bahnar, Jrai và các bài cồng chiêng cổ của người Bahnar, Jrai. Nhìn chung các chuyên đề và tham luận đã tập trung làm rõ vai trò của cồng chiêng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Bahnar, Jrai; các số liệu về số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh; các bài chiêng cổ, thực trạng truyền dạy cồng chiêng. Đặc biệt, thảo luận về vấn đề truyền dạy cồng chiêng của người Bahnar, Jrai, có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc có nên mở một chuyên ngành chính quy về cồng chiêng để đi vào đào tạo trong các trường Âm nhạc và các trường Nghệ thuật hay không. Hội thảo là dịp để trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai tiếp tục triển khai đề tài “Phương pháp dạy và học cồng chiêng của đồng bào Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai” đạt kết quả tốt, qua đó triển khai nội dung dạy và học cồng chiêng vào trường được tốt hơn nhằm góp phần bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Theo Báo Gia Lai
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...