Tăng cường phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
06/11/2012 07:25 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại Hội nghị triển khai công tác phòng-chống dịch bệnh và kiểm soát buôn bán gia súc, gia cầm khu vực miền Trung-Tây Nguyên tổ chức tại Khánh Hòa ngày 31-10, cho biết: Trong những tháng cuối năm 2012, nguy cơ một số dịch nguy hiểm ở động vật tiếp tục phát sinh và lây lan là rất cao.
Thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại Hội nghị triển khai công tác phòng-chống dịch bệnh và kiểm soát buôn bán gia súc, gia cầm khu vực miền Trung-Tây Nguyên tổ chức tại Khánh Hòa ngày 31-10, cho biết: Trong những tháng cuối năm 2012, nguy cơ một số dịch nguy hiểm ở động vật tiếp tục phát sinh và lây lan là rất cao. Nguyên nhân chủ yếu do vi rút cúm gia cầm đã biến đổi và chưa có vắc xin phòng bệnh thích hợp, vi rút lở mồm long móng và tai xanh vẫn lưu hành rộng rãi trong đàn gia súc khỏi bệnh lâm sàng. Việc nhập gia súc, gia cầm qua các tuyến biên giới diễn biến phức tạp, chăn nuôi tái đàn phục vụ nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết bắt đầu gia tăng, thời tiết lạnh cuối năm thuận lợi cho các loại mầm bệnh tồn tại, phát triển và lây lan...
Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm ở khu vực Tây Nguyên diễn biến khá phức tạp. Tính đến thời điểm này, cả nước có 5 tỉnh đã công bố dịch heo tai xanh, trong đó 4 tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên là Đak Lak, Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Yên. Hiện khu vực này đang là điểm nóng của cả nước về dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Bệnh dễ phán tán và lây lan nhanh ở miền Trung-Tây Nguyên là do thời tiết bất thường, mầm bệnh tồn tại từ các ổ bệnh cũ để lại. Nhiều địa phương còn chủ quan trong phòng-chống dịch, người dân không khai báo khi có dịch. Đặc biệt, do việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật từ các vùng biên giới tràn vào nước ta nên xuất hiện nhiều chủng vi rút mới, phát tán đi khắp cả nước. Trước tình hình trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng-chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng. Qua đó nhằm chủ động ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm tái phát, tạo đà cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm dịp cuối năm, góp phần bình ổn thị trường. Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường giám sát và phát hiện ổ dịch, tiêu độc khử trùng triệt để; triển khai kế hoạch tiêm vắc xin bao vây chống dịch, kiểm soát vận chuyển, buôn bán tiêu thụ gia súc, gia cầm. Trên cơ sở chỉ đạo chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Công điện số 17/CĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh, ngành Thú y tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn bệnh trên gia súc, gia cầm. Theo đó, tỉnh tạm thời không cho nhập gia cầm, sản phẩm gia cấm vào địa bàn, kể cả đã qua kiểm dịch hoặc quá cảnh. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành công tác kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm. Thường xuyên kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gia súc, gia cầm. Các trạm kiểm soát dịch bệnh di động giáp với các tỉnh trong khu vực phối hợp với lực lượng Công an, Kiểm lâm, Quản lý Thị trường tăng cường kiểm tra tất cả các xe chạy từ hướng vào nhằm không để gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc vận chuyển vào địa bàn hoặc quá cảnh vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh khác. Đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Lực lượng tại các trạm kiểm soát phối hợp với một số trạm kiểm soát dịch bệnh động vật các tỉnh bạn hướng dẫn, ngăn chặn sự vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ngay từ đầu. Song song đó, các địa phương trong tỉnh cũng đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn giám sát chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm đến tận thôn, làng. Vận động nhân dân không thả rông gia súc, gia cầm ở khu vực giáp ranh với các tỉnh xảy ra dịch, tránh lây lan trên diện rộng. Vận động nhân dân chấp hành đầy đủ các quy định về phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, tuyệt đối không được giấu dịch và phải báo ngay cho chính quyền địa phương nếu có dịch xảy ra. Các trạm thú y địa phương cũng đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin đợt II và Tháng Vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi.
Theo Báo Gia Lai
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...