Phát triển khoa học và công nghệ ở Gia Lai
10/05/2012 09:08 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Xác định phát triển khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Gia Lai phát triển nhanh và bền vững;
Xác định phát triển khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Gia Lai phát triển nhanh và bền vững; trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn. Hoạt động khoa học và công nghệ thường xuyên được quan tâm đầu tư và tạo điều kiện về mọi mặt. Ngân sách đầu tư cho công tác khoa học ngày càng tăng, giai đoạn 2001-2011 đạt trên 80 tỷ đồng; trong đó chi phí cho công tác nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án đạt 70-80% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm.
Tổng kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ chiếm gần 1% tổng chi ngân sách của địa phương. Hệ thống các trung tâm nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ được quan tâm củng cố, kiện toàn. Hội đồng Khoa học cấp tỉnh (với 22 thành viên), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh được thành lập và đi hoạt động ngày càng hiệu quả; 17/17 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Hội đồng Khoa học, bước đầu đã có những tham mưu tích cực cho cấp ủy, chính quyền trong việc củng cố các luận cứ khoa học, xây dựng các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án lớn của địa phương. Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ khoa học-kỹ thuật được chú trọng; hàng năm, tỉnh đều cử cán bộ, công chức đi học các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, có chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học có trình độ cao, thu hút nhân tài về tỉnh công tác. Nhờ đó, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh không ngừng được nâng lên. Năm 1999, toàn tỉnh có 8.763 người có trình độ từ cao đẳng trở lên (trong đó: Phó tiến sĩ 4, thạc sĩ 38, đại học 5.580 và cao đẳng 3.141), chiếm 1,65% tổng số người trong độ tuổi lao động (bình quân 108 người dân có 1 người đạt trình độ cao đẳng trở lên). Đến cuối năm 2010, số lao động đã qua đào tạo của tỉnh 215.450 người. Số người có trình độ cao đẳng trở lên 21.116 người (8 tiến sĩ, 414 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, 14.617 người có trình độ đại học, 6.077 người có trình độ cao đẳng), chiếm 2,74% tổng số người trong độ tuổi lao động (bình quân 60,5 người dân có 1 người đạt trình độ từ cao đẳng trở lên). Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ đã từng bước gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống của nhân dân, đóng góp thiết thực vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Giai đoạn 2001-2011 đã triển khai nghiên cứu 100 đề tài khoa học cấp tỉnh, với tổng kinh phí 31,972 tỷ đồng; đồng thời triển khai thực hiện 9 dự án nông thôn miền núi cấp nhà nước với tổng kinh phí hơn 10,573 tỷ đồng. Các đề tài đã tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chế biến nông-lâm sản; điều tra cơ bản... Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp đã đi vào thâm canh tăng năng suất, hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn các cây công nghiệp mũi nhọn có giá trị kinh tế cao như: Cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, mía… thay thế, giảm dần diện tích lúa rẫy và các cây hoa màu có năng suất thấp. Việc ứng dụng, làm chủ và đổi mới công nghệ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển và sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nhiều công nghệ mới được ứng dụng vào quá trình chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đã góp phần rút ngắn thời gian, chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao giá trị và chất lượng của sản phẩm, như: Dây chuyền chế biến cà phê nhân xuất khẩu bằng công nghệ chế biến ướt, công suất 5 tấn quả tươi/giờ; máy sấy tĩnh vĩ ngang công suất 6 tấn/mẻ; thiết kế, chế tạo thành công lò đốt tầng sôi, sử dụng phế thải nông-lâm nghiệp phục vụ sấy nông sản... Tuy nhiên, tiềm lực khoa học-công nghệ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ còn dàn trải, kinh phí sự nghiệp khoa học chưa đáp ứng cho việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ; hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ còn hạn chế. Chính sách sử dụng, thu hút, trọng dụng nhân tài thiếu đồng bộ, chưa phát huy hết năng lực đội ngũ trí thức. Đội ngũ cán bộ khoa học còn thiếu, nhất là cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi.
Theo Báo Gia Lai
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và điều kiện ...
Trợ cấp thai sản đối với người tham gia BHXH tự ...
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...