Chương trình xây dựng nông thôn mới: Huy động từ nhiều nguồn vốn

08/02/2012 01:23 PM


Đến nay, toàn tỉnh đã có 185/185 xã đã hoàn thành công tác rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn. Đối chiếu kết quả rà soát, đánh giá trên với Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì có 4 xã đạt 11-15 tiêu chí; 13 xã đạt 6-10 tiêu chí; 74 xã có 3-5 tiêu chí và 88 xã có 1-2 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới; 6 xã không đạt tiêu chí nông thôn mới nào.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 185/185 xã đã hoàn thành công tác rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn. Đối chiếu kết quả  rà soát, đánh giá trên với Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì có 4 xã đạt 11-15 tiêu chí; 13 xã đạt 6-10 tiêu chí; 74 xã có 3-5 tiêu chí và 88 xã có 1-2 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới; 6 xã không đạt tiêu chí nông thôn mới nào.

Từ kết quả rà soát trên, các địa phương khẩn trương triển khai phần việc lập đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới làm cơ sở triển khai kế hoạch đầu tư các hạng mục xây dựng nông thôn mới trong thời gian tiếp theo. Đến nay, 100% số xã đã hoàn thành phần việc này, trong đó UBND huyện, thị xã, thành phố đã phê duyệt 147 đồ án quy hoạch và 170 đề án xây dựng nông thôn mới, số còn lại đang trong giai đoạn hoàn thành.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Cùng với phần việc trên, các địa phương đã sử dụng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phân bổ tập trung đầu tư phát triển sản xuất và hạ tầng cơ sở thiết yếu. Đến nay, đã đầu tư 18,69 tỷ đồng xây dựng 31 mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi; xây dựng 2 mô hình sản xuất và 1 mô hình liên kết sản xuất; xây dựng mới 5 công trình hạ tầng và cải tạo 40 công trình hạ tầng cơ sở tại 45 xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới. Huy động tối đa nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn tỉnh kết hợp với nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đầu tư phát triển, cải tạo hệ thống công trình thủy lợi, hoàn thành lưới điện cấp điện khu vực nông thôn… với tổng mức đầu tư 831,54 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, tiến độ thực hiện chương trình đạt được đến thời điểm này vẫn chậm, song so với cả nước thì tỉnh ta được xếp vào nhóm triển khai nhanh. Có được kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp. Thời gian qua, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 03-NQ-TU về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Ủy ban Nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Các sở, ngành liên quan sớm cụ thể hóa nội dung xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình hướng dẫn cho các địa phương tổ chức thực hiện.

Ông Nguyễn Quốc Minh- Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn, kiêm Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh cho biết: Trong năm 2012, tỉnh sẽ tiếp tục đôn đốc các xã còn lại sớm hoàn thành việc quy hoạch, xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới, khẩn trương xem xét phê duyệt quy hoạch, đề án; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một số hạng mục quan trọng trong đề án đã xác lập… Công việc đã được xác định, song vấn đề đặt ra là giải pháp nào để có nguồn vốn 665,385 tỷ đồng giải quyết nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu cho các địa phương trong năm nay.

Trả lời câu hỏi này, ông Minh cho rằng giải pháp căn cơ vẫn là tổ chức lồng ghép các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn như: Chương trình giảm nghèo; 135; nước sạch và vệ sinh môi trường; khuyến nông, khuyến lâm; phát triển ngành nghề nông thôn.

Huy động tối đa nguồn lực của địa phương, kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp. Đặc biệt, để huy động nguồn đầu tư của các doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng, tỉnh cần có cuộc gặp mặt với doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Các ngân hàng thương mại bám sát thực tế để nắm bắt nhu cầu người dân muốn phát triển cây, con gì; hướng dẫn, gợi mở hướng phát triển cho nhân dân làm cơ sở đẩy nhanh tốc độ giải ngân nguồn vốn tín dụng. Tiếp tục đào tạo cán bộ, công chức xã đảm bảo chỉ tiêu ít nhất 50% nắm rõ  mục tiêu, nội dung chương trình để giúp nhân dân trong quá trình  xây dựng nông thôn mới.

Về phía địa phương, UBND tỉnh đề nghị Trung ương xem xét điều chỉnh nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách lên khoảng 60%. Trong đó, vốn trực tiếp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới khoảng 30%, nguồn vốn tín dụng (bao gồm vốn tín dụng đầu tư phát triển và vốn tín dụng thương mại) khoảng 20%, vốn huy động từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và loại hình kinh tế khác đứng chân trên địa bàn khoảng 15%; các khoản đóng góp của người dân theo nguyên tắc tự nguyện khoảng 5%.

Theo Báo Gia Lai