Khuôn khổ pháp lý quản lý nợ công của Việt Nam khá hoàn chỉnh
18/10/2011 07:46 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Các chuyên gia quốc tế đánh giá, khuôn khổ pháp lý trong hoạt động quản lý nợ công của nước ta tương đối hoàn chỉnh.
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Chinhphu.vn
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung, nền kinh tế thế giới đang có xu hướng tăng chậm lại, các yếu tố rủi ro ngày càng tăng. Bên cạnh đó là viễn cảnh không mấy sáng sủa của tình hình nợ công và thâm hụt tài khóa ở các nước phát triển trong khu vực đồng Euro, Mỹ, Nhật Bản... Có thể nói, việc đảm bảo tính bền vững của nợ công và giảm nợ xấu đang là những thách thức chung đối với tất cả các nước.
Riêng đối với Việt Nam, nguồn vốn vay của Chính phủ được xem là là nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển nhằm thực hiện CNH-HĐH đất nước. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng đến việc sử dụng hiệu quả các khoản nợ và gắn liền vay nợ với ổn định tài khóa, đảm bảo an toàn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Luật Quản lý nợ công có hiệu lực từ 1/1/2010 cùng với các văn bản hướng dẫn cho thấy công tác quản lý nợ công đang ngày càng được Chính phủ chú trọng. Theo đánh giá của các chuyên gia, khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động quản lý nợ công của nước ta tương đối hoàn chỉnh.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Nguyễn Thành Đô, để nợ công được quản lý chặt chẽ cần có biện pháp tính toán kiểm soát mức nợ phù hợp với nền kinh tế và kiểm soát tốt quá trình sử dụng nguồn vốn vay.
Dó đó, trước mắt, chúng ta cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ.
Bên cạnh đó cần đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công, đồng thời thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ.
Theo Chinhphu.vn
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...