Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
19/05/2011 04:46 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2011/NĐ-CP quy định nội dung, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm và bảo đảm điều kiện cho việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế..., các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải gửi hồ sơ xây dựng văn bản đó đến Bộ Công an để lấy ý kiến về tác động của văn bản đối với yêu cầu bảo vệ ANTT - Ảnh minh họa
1. Đưa yêu cầu bảo vệ ANTT vào xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hoàn thiện thể chế.
2. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động xây dựng pháp luật, hợp tác quốc tế về pháp luật để xâm hại đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để quản lý nhà nước về bảo vệ ANTT và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ ANTT.
Trong quá trình lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm gửi hồ sơ đó đến Bộ Công an để lấy ý kiến về sự phù hợp với yêu cầu bảo vệ ANTT.
Ngoài ra, trong quá trình soạn thảo các văn bản trên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải gửi hồ sơ xây dựng văn bản đó đến Bộ Công an để lấy ý kiến về tác động của văn bản đối với yêu cầu bảo vệ ANTT.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2011.
Theo Chinhphu.vn
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...