Môi trường và sự hoàn thiện tư duy về phát triển
21/02/2011 01:26 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam những năm gần đây đã bổ sung nhiều chỉ tiêu về môi trường. Điều đó chứng tỏ tư duy về phát triển bền vững đã được bổ sung để hướng tới hoàn thiện một cách toàn diện hơn.
Nước sạch - một chỉ tiêu quan trọng về môi trường sống.
Đó là “những thế hệ hiện tại cần đáp ứng các nhu cầu của mình, mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ,…”. Cũng với ý tưởng này, đã có nhiều cảnh báo đề cập đến việc “chúng ta đã vay trước của con cháu tương lai của chúng”.
Từ đó đến nay, đã có khá nhiều hội nghị quốc tế đề cập đến vấn đề môi trường; gần đây đã nhấn mạnh đến biến đổi khí hậu, mà Việt Nam là một trong 5 quốc gia được cảnh báo là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Việt Nam đằng sau là núi cao, đằng trước là biển lớn với bờ biển dài, vùng đồng bằng ở 2 châu thổ lớn (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long) thì thấp, đồng bằng miền Trung thì hẹp, dốc, ở nhiều nơi đã từng bị cùng một lúc bốn loại thiên tai “thiên vũ, lũ giáng, bão giập, triều dâng”.
Tăng trưởng kinh tế cao là rất cần thiết để chống tụt hậu xa hơn, để làm cho chiếc bánh GDP to ra, đáp ứng nhu cầu đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, giảm bớt nhập siêu,…, nhưng tăng trưởng với tốc độ cao cũng chỉ được coi là tăng trưởng về số lượng, chưa được coi là phát triển. Nền kinh tế chỉ được coi là phát triển nếu đạt được kết quả về ba mặt: tăng trưởng kinh tế có chất lượng (tăng trưởng trên cơ sở nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động); phát triển xã hội và bảo đảm sự công bằng xã hội; bảo vệ và cải thiện môi trường. Môi trường đã trở thành một trong ba trụ cột của cuộc sống, trở thành yếu tố quan trọng của phát triển bền vững.
Nhận thức được vị trí quan trọng của “trụ cột” môi trường, trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội nhữngnăm gần đây đã bổ sung nhiều chỉ tiêu về môi trường. Các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra 22 chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm và 10 năm tới, trong đó về kinh tế có 8, về xã hội có 8, về môi trường có 6.
Các chỉ tiêu về môi trường gồm có: tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 là 42%, năm 2020 là 45%; 100% dân cư thành thị/nông thực được sử dụng nước sạch/ nước hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng tiêu chuẩn môi trường; 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; 95% nước thải, 85% rác thải nguy hại, 100% rác thải y tế được xử lý.
Trong tổng số 17 chỉ tiêu của Kế hoạch năm 2011 thì về kinh tế có 6, về xã hội có 6 và về môi trường có 5,…
Điều đó chứng tỏ tư duy về phát triển bền vững đã được bổ sung để hướng tới hoàn thiện một cách toàn diện hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong mấy năm qua cho thấy, chỉ tiêu về môi trường thường ít đạt về kế hoạch, do nhiều nguyên nhân.
Có nguyên nhân do đây là những chỉ tiêu mới được đưa vào bộ chỉ tiêu kế hoạch, chưa có sự so sánh, đối chiếu, giám sát có tính hệ thống như các chỉ tiêu về kinh tế và về xã hội.
Có nguyên nhân do chưa đủ số liệu thống kê lịch sử trong nhiều năm minh chứng, hoặc rất khó đo lường, hoặc để đo lường được phải có phương tiện, công cụ, hoặc quan trọng hơn là phải có sự trung thực từ các đơn vị cung cấp thông tin.
Ngay các chỉ tiêu mà khái niệm chưa thật rõ ràng hoặc “chuẩn” còn thấp, như nước sạch, nước hợp vệ sinh, tỷ lệ che phủ rừng,… cũng cần được thống nhất, chính xác mới có ý nghĩa.
Về việc xử lý vi phạm môi trường cũng cần được khẩn trương, công khai minh bạch. Việc đánh thuế, phí môi trường, thuế khai thác tài nguyên,… cần được cấp thiết đề ra và thực hiện nghiêm minh để bảo vệ và cải thiện môi trường.
Nhiều chỉ tiêu về môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để đánh giá và giám sát việc thực hiện, trong đó có chỉ tiêu tổng hợp là “GDP xanh” đang được nghiên cứu, thống kê và công bố trong vài năm nữa.
Ngay cả việc thu hút đầu tư cho tăng trưởng kinh tế tới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đề cập đến việc: “Khuyến khích đầu tư,… sử dụng công nghệ sạch. Hạn chế đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất, tiêu hao nhiều năng lượng; không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường”
Theo Chinhphu.vn
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...
Gia Lai: Hỗ trợ đóng BHYT cho một số nhóm đối ...
Nhân lên niềm vui khi được tăng lương hưu và trợ ...