Chuyển hướng phát triển từ lượng sang chất
31/12/2010 07:50 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chính phủ khẳng định 4 nhóm mục tiêu lớn nhất quán và 7 nhóm giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành phát triển KTXH và ngân sách năm 2011. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, đây là một bước chuyển hướng phát triển từ lượng sang chất.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng trình bày dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về chỉ đạo, điều hành phát triển KTXH và ngân sách năm 2011. - Ảnh: Chinhphu.vn
Nhận rõ thời cơ và thách thức
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, bước vào năm 2011, thế và lực nước ta đã khác nhiều: Các chỉ tiêu cân đối lớn cơ bản được đảm bảo, sức cạnh tranh của nền kinh tế thể hiện ở xuất khẩu tăng trưởng cao, công nghiệp đã lấy lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng... Việt Nam tiến được 16 bậc trong bảng xếp hạng cạnh tranh, đứng 59 trên 140 nước, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tìm đến Việt Nam...
" Chúng ta chưa bao giờ có thời cơ lớn như hiện nay", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, phân tích những thách thức cũng như những tồn tại, yếu kém dự báo sẽ tác động bất lợi, gây khó khăn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nền kinh tế thế giới vẫn đang trong thời kỳ hậu khủng hoảng, giá cả tăng, tác động mạnh tới bài toán cân đối vĩ mô, gây khó khăn cho động lực tăng trưởng là xuất khẩu, đầu tư của nước ta.
Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát là mục tiêu số 1
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh 4 nhóm mục tiêu lớn trong công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong năm 2011.
Trước hết, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát là mục tiêu số 1, nhất quán trong chủ trương điều hành kinh tế - xã hội năm 2011.
Mục tiêu lớn thứ hai là đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng nền kinh tế, tạo sự phát triển nhanh, bền vững với mức tăng trưởng GDP từ 7 đến 7,5%.
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân được xác định là mục tiêu thứ ba.
Mục tiêu lớn thứ tư là tiếp tục giữ vững, ổn định an ninh quốc phòng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
“Đây là 4 mục tiêu nhất quán với nhau. Nói khái quát, đây là một bước chuyển hướng phát triển từ số lượng sang chất lượng trên các mặt của đời sống KTXH”, Phó Thủ tướng nói.
Ảnh: Chinhphu.vn
7 nhóm giải pháp trọng tâm
Thảo luận về 7 nhóm giải pháp trọng tâm trong điều hành, chỉ đạo phát triển KT-XH năm 2011 được nêu trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, các ý kiến tham luận từ các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các địa phương đều cho rằng, hơn lúc nào hết, bước sang năm 2011 chính sách tiền tệ phải hết sức chủ động, nắm chắc tình hình để điều hành chủ động, linh hoạt và thận trọng để vừa kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản và cung ứng tài chính cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
Hội nghị cũng quan tâm tới bài toán kiểm soát giá cả làm sao vừa bảo đảm phù hợp với các quy định hội nhập kinh tế quốc tế, vừa bảo đảm cân đối hàng hóa, giảm hơn nữa nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thanh toán.
Hội nghị thống nhất chủ trương hạn chế đầu tư công, không đầu tư dàn trải, rà soát lại danh mục đầu tư để tập trung vốn cho những công trình, dự án hiệu quả, có thể hoàn thành ngay trong năm, đồng thời xem xét, đình hoãn một số dự án chưa cần thiết, ưu tiên các công trình hạ tầng phục vụ an sinh xã hội.
Liên quan đến nhóm giải pháp thay đổi mô hình tăng trưởng, các ý kiến thảo luận nêu lên những đề xuất về đổi mới cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
2. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lực nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.
4. Bảo đảm an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
5. Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường phòng, chống tham nhũng.
Theo Chinhphu.vn
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...