TP.HCM: Không để thiếu hàng, sốt giá trong dịp Tết
29/11/2010 07:07 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Các tổng công ty thuộc TP. Hồ Chí Minh đều cam kết đủ nguồn hàng thiết yếu cung cấp cho thị trường với giá bán theo chính sách bình ổn.
Khu bán hàng bình ổn giá tại siêu thị Sài Gòn - Ảnh T.T
Vấn đề quan trọng nhất để bình ổn giá là bảo đảm được nguồn hàng cung ứng cho tiêu thụ nội địa.
Bảo đảm nguồn hàng
Tạo được nguồn hàng phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp của các sở công thương, doanh nghiệp trên các địa bàn các tỉnh lân cận. Hiện Sở đang hoàn tất các bước cần thiết để xây dựng chuỗi cửa hàng, siêu thị chuyên bán các mặt hàng thuộc diện bình ổn”.
Chương trình bình ổn giá trong năm 2010 cho đến tết Tân Mão đã được UBND TP.HCM triển khai từ đầu tháng 6/2010. Theo đó sẽ bình ổn 8 mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và giao cho 14 doanh nghiệp đầu mối có năng lực, sản xuất kinh doanh phân phối tham gia bình ổn với tổng mức hỗ trợ vốn là 380,6 tỷ đồng. Trước và sau Tết 2011, giá bán của doanh nghiệp tham gia chương trình thấp hơn giá sản phẩm từng loại trên thị trường ít nhất là 10% trong suốt quá trình thực hiện bình ổn.
Các đơn vị được UBND TP.HCM tạo điều kiện tham gia bình ổn giá cần phải cam kết bán hàng giảm giá 10% với các mặt hàng thiết yếu so với giá cả thị trường và đảm bảo chất lượng cung ứng đầy đủ hàng.
Còn theo báo cáo của Sở Tài chính, 120 doanh nghiệp ở TP phải đăng ký giá đối với 12 loại hàng hóa theo quy định của Bộ Tài chính, đến nay đã làm xong.
Các tổng công ty thuộc TP đều cam kết đủ nguồn hàng thiết yếu cung cấp cho thị trường với giá bán theo chính sách bình ổn. Các quận huyện đều báo cáo không có biến động giá cả hay tăng giá bất hợp lý ở địa bàn, đồng thời cam kết kiểm soát chặt chẽ thị trường và chịu trách nhiệm về vấn đề biến động giá cả trước UBND TP. Riêng quận 1 khẳng định đảm bảo giữ xe đúng giá quy định.
Mở rộng mạng lưới phân phối
Nhấn mạnh thêm giải pháp bình ổn giá, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Tài cho rằng yếu tố quyết định hiệu quả của chương trình bình ổn giá không chỉ ở chỗ cung cấp đủ hàng hóa mà còn phụ thuộc rất lớn vào mạng lưới phân phối.
Theo ông Tài, các mặt hàng bình ổn giá có thật sự đến tay người tiêu dùng nói chung và đối với công nhân, người dân vùng sâu, vùng xa nói riêng là phụ thuộc vào mạng lưới bán hàng, nên đề nghị tiếp tục mở rộng mạng lưới này.
Một số đơn vị đã hưởng ứng như Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn hứa trong tháng 12 sẽ mở rộng mạng lưới để nâng các điểm bán hàng bình ổn giá lên 67 điểm, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn mở thêm 8 điểm bán hàng bình ổn giá...
Bà Quách Tố Dung, Phó giám đốc Sở Công Thương TP khẳng định chương trình bình ổn giá cả đối với 8 mặt hàng mà TP đã triển khai đang được thực hiện tích cực, phát huy hiệu quả tốt. Hiện có khoảng 2.200 điểm bán hàng hóa theo chương trình này so với thời điểm đầu năm chỉ 1.500 điểm, trải đều khắp nơi, kể cả khu vực ngoại thành.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thêm, trong chương trình bình ổn giá năm nay, không chỉ các kênh bán hàng ở các siêu thị, trung tâm thương mại, mà còn khuyến khích doanh nghiệp đưa hàng bình ổn vào chợ thông qua giao hàng trực tiếp cho tiểu thương như là trứng Ba Huân, thịt heo Vissan... đã đưa hàng vào chợ khá thành công. Sở Công Thương đề nghị ngoài 8 mặt hàng thiết yếu tham gia bình ổn, TP cần đưa thêm mặt hàng thủy hải sản vào danh mục các mặt hàng tham gia bình ổn và phân phối đến tận các điểm.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Tài chính, qua kiểm tra, nhiều cửa hàng treo bảng điểm bán hàng bình ổn giá nhưng thực tế không có hàng. Ngoài ra, cũng có tình trạng doanh nghiệp trữ hàng để chờ giá rục rịch tăng sẽ tung ra bán.
Sở Tài chính cho biết sẽ đẩy mạnh kiểm tra và kiên quyết xử lý mạnh những vi phạm về giá. Phó Chủ tịch UBND TP Lê Minh Trí yêu cầu các sở, ngành và các đoàn kiểm tra liên ngành của quận, thời điểm này Tết thường có hiện tượng khan hiếm hàng hóa.
Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân chỉ đạo ngoài 8 mặt hàng bình ổn giá, yêu cầu các sở ngành kiểm tra giá cả với các mặt hàng thiết yếu khác như thuốc, sữa, các loại dịch vụ ăn uống, khách sạn, cước vận chuyển... Riêng trường hợp các điểm treo bảng bán hàng bình ổn giá nhưng không có hàng bán cho người dân, ông Quân yêu cầu phải xử lý kiên quyết.
Theo Chinhphu.vn
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...
Gia Lai: Hỗ trợ đóng BHYT cho một số nhóm đối ...
Nhân lên niềm vui khi được tăng lương hưu và trợ ...