Phát huy tối đa ý nghĩa chiến lược của Đại lộ Thăng Long
04/10/2010 07:32 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các đợn vị chức năng tiếp tục khẩn trương hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án để Đại lộ Thăng Long sớm phát huy tối đa ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển kinh tế xã hội vùng Thủ đô và các địa phương lân cận.
Ảnh: Chinhphu.vn
Sáng 3/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phát lệnh thông xe và gắn biển Đại lộ Thăng Long sau 5 năm thi công. Đây là đại lộ dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay với tồng chiều dài gần 30 km.
Đại lộ Thăng Long là một trong những công trình giao thông trọng điểm được Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội chọn là công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Đối với Thủ đô Hà Nội, Đại lộ Thăng Long có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển khu vực phía Tây Thủ đô, kết nối khu vực trung tâm với các chuỗi đô thị vệ tinh đang trong quá trình phát triển như Xuân Mai, Miếu Môn, Sơn Tây và các khu du lịch giàu tiềm năng như Ba Vì, Suối Hai, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam…
Đặc biệt, tuyến đường được coi là tiền đề cơ bản để phát triển khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc – một trong những dự án lớn, có tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Bên cạnh đó, Đại lộ có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội vì đây là con đường nằm ở vị trí đầu mối, nối đường Hồ Chí Minh với địa bàn Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh bạn.
Đối với ngành Giao thông vận tải, Đại lộ Thăng Long có ý nghĩa hiết sức quan trọng bởi đây là tuyến đường cao tốc đô thị đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam hoàn toàn bằng nội lực: do các kỹ sư, nhà thầu trong nước tự thiết kế, thi công bằng nguồn vốn trong nước.
Phát biểu tại Lễ thông xe và gắn biển Đại lộ Thăng Long, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương tập thể chủ đầu tư, tổng thầu, Ban quản lý dự án… đã nỗ lực tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công để dự án kịp thông xe vào đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Thủ tướng cũng đánh gia cao sự hợp tác, hưởng ứng của nhân dân các địa phương có đất bị thu hồi trong vùng dự án đã bàn giao mặt bằng, giúp các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.
Rộng 140m, Đại lộ Thăng Long có điềm đầu là Km1 + 800 (giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội với đường Láng-Hòa Lạc tại nút giao thông Trung Hòa) và điểm cuối là nút giao thông Hòa Lạc Km 31 + 064 (giao cắt với Quốc lộ 21 – đường Hồ Chí Minh). Tổng mức đầu tư của dự án là 7.527 tỷ đồng.
Theo Chinhphu.vn
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...
Gia Lai: Hỗ trợ đóng BHYT cho một số nhóm đối ...
Nhân lên niềm vui khi được tăng lương hưu và trợ ...