Phối hợp giữa cơ quan lập pháp và hành pháp trong ASEAN
21/09/2010 07:59 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Các nội dung thảo luận tại kỳ họp Đại hội đồng AIPA-31 sẽ kết nối với các chủ đề đã được thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 16, nhằm bảo đảm sự thống nhất, phối hợp giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn đại biểu của Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu tham dự Hội nghị nữ nghị sĩ AIPA sáng 20/9
Tham dự Đại hội đồng lần này có tất cả 19 đoàn đại biểu với hơn 370 khách quốc tế, trong đó có 9 đoàn đại biểu nghị viện thành viên của AIPA là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và đoàn đại biểu nước quan sát viên đặc biệt là Myanmar.
Các đoàn nghị sĩ các nước và tổ chức quan sát viên gồm Australia, Canada, Trung Quốc, Nghị viện Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga.
Nhằm tiếp tục thúc đẩy hợp tác liên nghị viện giữa các quốc gia Đông Nam Á, góp phần thiết thực xây dựng Cộng đồng ASEAN, chủ đề của Đại hội đồng AIPA-31 là: “Đoàn kết các dân tộc vì sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN”.
Các nội dung thảo luận tại kỳ Đại hội đồng lần này tập trung vào những vấn đề mà các nước trong khu vực cùng quan tâm, trong đó có kết nối với các chủ đề đã được thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 nhằm bảo đảm sự thống nhất, phối hợp giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp.
Thảo luận 3 dự thảo Nghị quyết về vai trò phụ nữ
Sáng 20/09/2010, trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA-31, Hội nghị nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA) đã được tổ chức tại Hà Nội và diễn ra trước phiên khai mạc của Đại hội đồng.
Dưới sự chủ tọa của Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn đại biểu của Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng, các nữ nghị sĩ AIPA đã thảo luận dự thảo Nghị quyết về tăng cường phúc lợi xã hội và sự phát triển đối với phụ nữ và trẻ em; Nghị quyết về vai trò của phụ nữ trong việc phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính; Nghị quyết về tăng cường tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong chính trị; và về vai trò của nữ nghị sĩ trong quá trình xây dựng pháp luật.
Hội nghị đã thống nhất không đưa ra một tỉ lệ nữ nghị sĩ cụ thể như là một mốc phấn đấu chung cho các quốc gia tại thời điểm này do mỗi nước có một thể chế chính trị khác nhau, điều kiện văn hóa, xã hội khác nhau.
Theo Chinhphu.vn
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...
Gia Lai: Hỗ trợ đóng BHYT cho một số nhóm đối ...
Nhân lên niềm vui khi được tăng lương hưu và trợ ...