Thực hiện truy đóng đúng góp phần đảm bảo quỹ bảo hiểm xã hội.

16/04/2010 09:51 AM


Qua thực tiễn hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh mặt tích cực còn bộc lộ những tồn tại về quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Những đơn vị giữ vững ổn định sản xuất thì người lao động làm việc thường xuyên tại đơn vị.

Qua thực tiễn hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh mặt tích cực còn bộc lộ những tồn tại về quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Những đơn vị giữ vững ổn định sản xuất thì người lao động làm việc thường xuyên tại đơn vị. Ngược lại những đơn vị sản xuất bấp bênh thì người lao động làm việc có thể gián đoạn. Từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ trong việc thu nộp bảo hiểm xã hội: Đóng - Tạm dừng - Đóng .

Nhằm góp phần đảm bảo giữ vững bình đẳng trong thực hiện chính sách và nguồn quỹ BHXH, BHYT, BHTN các đơn vị cần xác định rõ trường hợp, thủ tục giải quyết truy đóng. Trước hết phân biệt 04 trường hợp truy đóng, đó là: Đơn vị không đóng cho toàn bộ số người phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN; đóng không đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN; đóng không đúng thời gian quy định; đóng không đúng mức quy định.

Điều kiện để được truy đóng: Khi cơ quan BHXH phát hiện hoặc cơ quan liên ngành kiểm tra, xử phạt hành chính theo quy tại Nghị định 135/2007/NĐ-CP của Chính phủ đối với đơn vị không đóng cho toàn bộ số người phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN; đóng không đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN thì đơn vị lập danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN (mẫu 02a-TBH) và thực hiện đóng cho người lao động.

Các đơn vị cần chú ý trường hợp truy đóng để cộng nối thời gian công tác cho người lao động thì phải đảm bảo các điều kiện : Đơn vị có công văn đề nghị truy đóng BHXH kèm theo Quyết định của người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính hoặc của toà án (nếu có); quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và bảng thanh toán tiền lương, tiền công của đơn vị. Người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định phải có tên trong danh sách lao động, bản thanh toán tiền lương của đơn vị; có đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ liên quan đến thời gian truy đóng BHXH (Quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc quyết định thuyên chuyển. )

Mức truy đóng: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, bao gồm cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước từ một thành viên trở lên nếu áp dụng thang bảng lương do Nhà nước quy định và thực hiện đúng quy định tại điểm 6 (a, b, c) phần D Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH. Mức truy đóng tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng. Nếu người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì mức truy đóng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và ghi sổ BHXH tại thời điểm truy đóng. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ của người lao động. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện hoặc có văn bản trả lời không giải quyết. Cơ quan BHXH huyện, thị xã , thành phố tiếp nhận đầy đủ hồ sơ lập tờ trình gửi lên BHXH tỉnh để xem xét giải quyết, trừ trường hợp truy đóng để cộng nối thời gian tham gia BHXH trước 01/01/1995 thì phải có ý kiến bằng văn bản của BHXH Việt Nam./.

Thanh Vân