Các chế độ BHXH quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội
16/03/2009 04:13 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Luật bảo hiểm xã hội quy định bao gồm: bảo hiểm xã hội bắt buộc có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007, bảo hiểm xã hội tự nguyện có hiệu lực thi hành từ 1/1/2008 và bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009. Tương ứng với hình thức bảo hiểm trên, Luật BHXH quy định các chế độ như sau
Luật bảo hiểm xã hội quy định bao gồm: bảo hiểm xã hội bắt buộc có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007, bảo hiểm xã hội tự nguyện có hiệu lực thi hành từ 1/1/2008 và bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009. Tương ứng với hình thức bảo hiểm trên, Luật BHXH quy định các chế độ như sau:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm 5 chế độ: Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
So với quy định hiện hành, các chế độ của BHXH bắt buộc trong Luật BHXH không có thay đổi (tuy nhiên nội dung của từng chế độ có những thay đổi đảm bảo tính hợp lý và tăng quyền lợi cho người tham gia BHXH, cụ thể ở nội dung của từng chế độ). Riêng quyền lợi về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định là nội dung chi trong các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN (không để riêng là chế độ như hiện nay), như vậy đảm bảo mục tiêu hỗ trợ tăng sức khỏe để tái sản xuất sức lao động, giảm nguy cơ ốm đau đối với người lao động tham gia BHXH, mặt khác đảm bảo cho quỹ BHXH cân đối lâu dài.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Sở dĩ loại hình BHXH này quy định không đầy đủ các chế độ như BHXH bắt buộc, vì:
- Mục tiêu cơ bản của BHXH là bảo hiểm tuổi già, vì vậy hưu trí là chế độ không thể thiếu trong hệ thống các chế độ của BHXH, nhằm đảm bảo cuộc sống cho con người khi hết tuổi lao động, giảm bớt gánh nặng cho con cháu và cho xã hội; bảo hiểm tuổi già còn bao gồm cả vấn đề về tử tuất (mai táng, trợ cấp cho thân nhân mà người chết khi sống phải nuôi dưỡng), do vậy cần có chế độ tử tuất.
- Do quy định người tham gia BHXH tự nguyện không nhất thiết là người có khả năng lao động; để thu hút người tham gia, tính chia sẻ cộng đồng giữa những người tham gia BHXH ở mức độ giới hạn; khả năng về tài chính của các đối tượng này ở mức hạn hẹp, tiền đóng BHXH toàn bộ do cá nhân thực hiện. Vì vậy, trong luật BHXH không quy định tham gia các chế độ ốm đau và chế độ thai sản.
- Người tham gia BHXH tự nguyện không phải tất cả đều có việc làm thường xuyên, ổn định, nếu quy định tham gia chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ không công bằng và khó kiểm soát khi xảy ra TNLĐ hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Do vậy, luật BHXH không tham gia chế độ TNLĐ-BNN.
3. Bảo hiểm thất nghiệp gồm có các chế độ:
- Trợ cấp thất nghiệp: Chế độ này quy định khoản trợ cấp nhằm thay thế một phần thu nhập của người lao động khi bị thất nghiệp, đảm bảo ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi họ bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà chưa tìm được việc làm.
- Hỗ trợ học nghề: Chế độ này quy định khoản trợ cấp hỗ trợ cho người lao động bị thất nghiệp phải học nghề mới khác với nghề đang làm để chuẩn bị cho việc làm mới.
- Hỗ trợ tìm việc làm: Chế độ này quy định khoản trợ cấp hỗ trợ cho người lao động bị thất nghiệp đi tìm việc làm khác cần phải trả chi phí về tư vấn việc làm, chi phí về giới thiệu việc làm.Nhìn chung các chế độ BHXH đối với từng hình thức bảo hiểm quy định trong Luật BHXH đã đảm bảo đầy đủ, phù hợp với quy định của quốc tế và đặc điểm của tình hình kinh tế, xã hội của nước ta, vừa đảm bảo nguyên tắc về an sinh xã hội vừa đảm bảo hợp lý về khả năng tham gia BHXH của người lao động cũng như người sử dụng lao động, tạo điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ, tham gia BHXH rộng rãi, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Báo BHXH số 47/2006
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...