Quản lý số thu BHXH như thế nào đối với các đơn vị chuyển quyền sở hữu hoặc xin di chuyển đi tỉnh khác?

24/05/2010 07:49 AM


Hiện nay các đơn vị sản xuất kinh doanh đang hoạt động với một môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tất yếu phải xảy ra những trường hợp chia tách, sáp nhập, chuyển quyền sở hữu, thay đổi pháp nhân, phá sản hoặc di chuyển địa điểm kinh doanh cho phù hợp với vùng nguyên liệu, lực lượng sản xuất…

Hiện nay các đơn vị sản xuất kinh doanh đang hoạt động với một môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tất yếu phải xảy ra những trường hợp chia tách, sáp nhập, chuyển quyền sở hữu, thay đổi pháp nhân, phá sản hoặc di chuyển địa điểm kinh doanh cho phù hợp với vùng nguyên liệu, lực lượng sản xuất… Như vậy, đối với những người làm công tác bảo hiểm xã hội khi gặp những nội dung trên phải làm như thế nào để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chủ doanh nghiệp.

Trước hết đối với chuyên quản được phân công theo dõi đơn vị phải nắm và hiểu rõ tình hình thuận lợi và khó khăn về hoạt động sản xuất, kinh doanh, quá trình diễn biến công tác thu nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của đơn vị để kịp thời tham gia tư vấn cho đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ theo Luật BHXH, BHYT quy định.

Nếu gặp những trường hợp đơn vị khi có thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu; sáp nhập hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển từ địa bàn tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác thì nên xử lý theo hướng:

- Đối với đơn vị khi có thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu; sáp nhập hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, chuyên quản thu BHXH, BHYT, BHTN phải hướng dẫn cho đơn vị làm văn bản thông báo cho cơ quan BHXH, đồng thời phải đóng đủ BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN cho người lao động đến thời điểm thay đổi.

- Đối với đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác, phải yêu cầu đơn vị xuất trình bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động hoặc quyết định sáp nhập… ở tỉnh khác kèm theo "Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN" (Mẫu số 03-TBH), đồng thời phải đóng đủ BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN cho người lao động để BHXH tỉnh nơi đi xác nhận sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm di chuyển.

- Đối với đơn vị chỉ yêu cầu giải quyết thuyên chuyển người lao động đi tỉnh khác thì cần phải hướng dẫn cho đơn vị thực hiện : Lập 03 bản Danh sách lao động điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN (Mẫu số 03a-TBH) kèm theo hồ sơ gồm: Quyết định thuyên chuyển, đồng thời phải đóng đủ BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN cho người lao động để BHXH tỉnh nơi đi xác nhận sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm di chuyển.

Thanh Vân