Top 5 virus nguy hiểm nhất trong vòng 5 năm qua
09/02/2011 09:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Virus là một trong những hiểm họa thường xuyên gặp phải nhất đối với người sử dụng máy tính, có thể chúng ta vẫn đang sống và làm việc hàng ngày với chúng mà không hề biết.
Đối với những chuyên gia kỹ thuật và bảo mật thì chúng rất dễ nhận biết và phòng tránh, nhưng phần lớn người dùng còn lại thường khó nhận biết được đâu là virus, và đâu là chương trình thực sự của máy tính. Thực chất, virus là những phần mềm, nhưng được tạo ra với mục đích phá hoại sự cân bằng và nền tảng bảo mật trong bất kỳ hê thống máy tính nào, chúng thường gây ra các hiện tượng bất thường như tăng hiệu suất hoạt động của CPU lên mức 100%, tự lây lan, nhân bản và sao chép vào các thư mục và phân vùng ổ đĩa... Và kể từ khi bắt đầu xuất hiện, chúng đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn, tiêu tốn nhiều tiền của và công sức của mọi người trong việc tiêu diệt và khắc phục hậu quả để lại. Và dưới đây là danh sách 5 loại virus nguy hiểm nhất được thống kê trong vòng 5 năm qua.
1. Alureon (năm 2010):
Hãy bắt đầu với “danh hiệu” virus của năm 2010 – Alureon, vô cùng tinh vi và xảo quyệt trong việc đánh cắp tên tài đăng nhập, mật khẩu và dữ liệu trong thẻ tín dụng của người dùng bằng việc chặn các luồng dữ liệu qua hệ thống mạng. Bên cạnh đó, chúng còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ điều hành Windows của Microsoft bằng việc tạo ra màn hình xanh - BSoD (Blue Screen of Death).
2. Daprosy Worm (năm 2009):
Loại sâu này được phát hiện vào năm 2009, và được hãng bảo mật Symantec đặt tên là Daprosy Worm. Đây là 1 loại mã độc chuyên lây lan qua mô hình mạng Lan, phát tán thư rác qua email và các thiết bị lưu trữ USB. Thông thường file gốc của chúng có dạng read1st.exe, sau đó tiếp tục lây lan, nhân bản và đổi tên theo các thư mục lưu trữ. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là sự xuất hiện của những file Classified.exe hoặc Do not open – secrets!.exe trong thư mục đi kèm. Chúng “nổi tiếng” bởi khả năng làm tê liệt hệ thống, phá vỡ sự ổn định của các chương trình hoạt động trong hệ điều hành và liên tục gây ra nhiều lỗi khác.
3. Conficker (năm 2008):
Hay còn biết đến với các tên khác như Downup, Downadup, Kido, mục tiêu tấn công của chúng là hệ điều hành Microsoft Windows. Bắt đầu hoành hành mạnh mẽ và bị phát hiện trong năm 2008, quá trình tấn công của chúng bao gồm 2 công đoạn chính: trước tiên là lỗ hổng bảo mật MS08-067 trong Server Service nhằm cho phép thực thi các câu lệnh từ xa, bước này cho phép tin tặc chạy những đoạn mã nhị phân trên máy tính của nạn nhân mà không cần phải xác nhận tài khoản, bên cạnh đó lại có toàn quyền điều khiển hệ thống. Tiếp theo, sâu Conficker sử dụng những máy tính này để phá vỡ mật khẩu tài khoản admin trong hệ thống mạng local, qua đó dễ dàng lây lan đến những máy tính tiếp theo. Các bạn có thể hình dung được mức độ tàn phá khủng khiếp của chúng khi có đến hàng triệu máy tính của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ bị ảnh hưởng chỉ trong năm 2008 trên khắp 200 quốc gia toàn thế giới, tổng thiệt hại ước tính lúc đó khoảng 9,1 tỷ USD, chủ yếu là khu vực Châu Á, Nam Mỹ và Châu Âu. Sau khi “đánh chén” no nê các nạn nhân, bạn hãy tưởng tượng rằng từ 1 con sâu bình thường, chúng đã “tiến hóa” thành anacoda– một loại quái vật bò sát khổng lồ.
Tưởng chừng như mọi việc đã kết thúc nhưng thực sự không phải, Conficker đã trở lại sau đó 1 thời gian ngắn và nhiều tính năng nguy hiểm hơn rất nhiều:
- Vô hiệu hóa DNS lookups.
- Ngăn chặn tính năng Auto Update.
- “Xóa sổ” các chương trình bảo mật.
- Rà soát, và ngắt hoạt động của những tiến trình có tên của các ứng dụng bảo mật, bản vá, cập nhật an ninh hoặc các tiện ích khác.
4. Storm Worm (năm 2007):
Hay còn được gọi là Small.dam, Trojan.Peacomm, Trojan.Peed, Trojan.Tibs, W32/Zhelatin... Đây có thể coi là ông hoàng của các loại virus trong năm 2007 - Storm Worm, thường được tự đính kèm trong các email với tiêu đề 230 dead as storm batters Europe, và ngay lập tức lây lan vào máy tính của người sử dụng tò mò và mở email đó, sau đó tiếp tục nhân bản và lây lan qua chính những nạn nhân đó.
5. Nyxem (năm 2006):
Còn được biết đến với một số tên gọi khác như: Mywife, Hunchi, I-Worm.Nyxem, Blackmal, Blueworm, Blackworm... Lần đầu tiên xuất hiện trong khoảng tháng 03 năm 2006, Nyxem chủ yếu hoạt động và lây lan qua email sử dụng giao thức SMTP. Loại sâu này có thể tự nhân bản và gửi đi những bức thư điện tử tới các nạn nhân qua tiêu đề, nội dung và file đính kèm khác nhau, đồng thời tự nhân bản và lây lan vào tất cả các phân vùng trên ổ cứng. Phần nguy hiểm nhất của Nyxem là khả năng xóa bỏ các chương trình bảo mật, nếu được cài đặt trên cùng vị trí được chỉ định sẵn trong mã nguồn, hoặc xóa các thành phần trong Registry của Windows, do vậy những ứng dụng diệt virus không tự khởi động cùng hệ thống. Bên cạnh đó, nó còn đi kèm với 1 file GIF được dùng để khiến cho người nhận nghĩ rằng email này đã được Norton Anti-Virus kiểm duyệt và an toàn, nhưng thực thế thì không phải như vậy.
QV tổng hợp
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024