Hãy thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của CPU, VGA, HDD máy tính

20/07/2017 09:48 AM


Khi sử dụng máy tính, mọi linh kiện đều sản sinh ra một lượng nhiệt. Nếu thời gian sử dụng máy tính kéo dài thì nhiệt độ sẽ không ngừng tăng lên.

Khi sử dụng máy tính, mọi linh kiện đều sản sinh ra một lượng nhiệt. Nếu thời gian sử dụng máy tính kéo dài thì nhiệt độ sẽ không ngừng tăng lên. Việc để nhiệt độ quá cao cũng sẽ dẫn tới một số tình trạng như máy chậm, màn hình lỗi, tự động khởi động lại, nhiệt độ cao cũng sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ CPU và các bộ phận khác trong máy. Chính vì vậy, việc thường xuyên nhiệt độ CPU, ổ cứng và VGA card màn hình trên máy tính và laptop là điều cần thiết.
Với CPU, nhiệt độ hoạt động phù hợp nhất nằm trong khoảng 50 độ. Trường hợp dưới 70 độ nằm trong mức tạm ổn. Tuy nhiên khi bạn đo nhiệt độ CPU trên 70 độ, chúng ta cần kiểm tra lại máy tính, bôi keo tản nhiệt, hoặc sử dụng quạt tản nhiệt,..
Nhiệt độ ổ cứng sẽ khoảng dưới 50 độ. Còn với card màn hình sẽ trong khoảng 70-80 độ.
Kiểm tra được nhiệt độ hiện tại của CPU, ổ cứng,.. để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời nếu máy tính rơi vào tình trạng quá nóng.
Để kiểm tra được nhiệt độ của CPU, VGA, HDD… có rất nhiều các phần mềm của bên thứ 3, tuy nhiên rất khó để lựa chọn để sử dụng khi người dùng chưa có kinh nghiệm sử dụng, để thuận tiện cho việc sử dụng, sau đây xin giới thiệu một số phần mềm sau:
1. Phần mềm CPU-Z
CPU-Z là phần mềm mang tới cho người dùng thông tin phần cứng một cách chi tiết, chính xác nhất. Chương trình là một tổng thể gồm các Tab riêng biệt với những phần kiểm tra các thông số khác nhau
CPU Z (hay CPU-Z) được thiết kế giúp kiểm tra và cung cấp các thông tin liên quan đến hệ thống máy tính gồm CPU, Caches, Mainboard, Bộ nhớ, SPU, RAM, card đồ họa. Ngoài ra, phần mềm này còn cho phép bạn lưu giữ hoặc in các thông báo này để phục vụ cho lần kiểm tra kế tiếp. CPUID HWMonitor
2. Phần mềm Core Temp
Core Temp lại là một tiện ích nhỏ gọn cho phép bạn có thể theo dõi nhiệt độ CPU và các thông số liên quan đến CPU chi tiết đến từng lõi xử lý. Nhờ việc nắm được nhiệt độ của các lõi xử lý theo thời gian thực nên bạn có thể kịp thời đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề kịp thời nhất.
Core Temp hoạt động hoàn toàn độc lập với bo mạch chủ, được sử dụng hầu hết với các CPU của AMD và Intel hiện nay. Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ cảnh báo nếu nhiệt độ quá cao, đăng nhập để ghi lại nhiệt độ bất kể khi nào.
3. Phần mềm Real Temp
Real Temp là công cụ theo dõi và phân tích nhiệt độ từ các loại chip. Không giống với các phần mềm Core Temp hay CPU-Z, Real Temp không chỉ hiển thị nhiệt độ thực tế theo độ C mà còn hiển thị khoảng cách TJMax (đây là đơn vị đại diện cho nhiệt độ tối đa cho độ an toàn của bộ vi xử lý).
Ngoài chức năng hiển thị nhiệt độ hiện tại, Real Temp còn cho người dùng biết nhiệt độ hiện tại có ở mức an toàn hay không. Tương tự như HWMonitor, Real Temp sẽ hiển thị nhiệt độ cao nhất, thấp nhất của cpu máy tính.
4. Phần mềm Hardware Sensors Monitor
Hardware Sensors Monitor là một công cụ kiểm tra, giám sát các hoạt động phần cứng, cảm biến của máy tính ưu việt nhất. Các thông số do phần mềm cung cấp bao gồm bo mạch chủ, CPU, ổ cứng, card đồ họa…Người dùng cũng có thể theo dõi mức nhiệt độ của máy tính để kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra do nhiệt độ quá cao gây ra.
Giao diện của phần mềm khá đơn giản và dễ sử dụng.

QV tổng hợp