• HỎI ĐÁP
Người gửi:
triet
Email:
Anhtrietgl@gmail.com
Ngày gửi:
08/09/2016
Lĩnh vực:
Câu hỏi thường xuyên
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Xin chào anh chị BHXHGL. Tôi có một số vấn đề thắc mắc về việc đóng bảo hiểm xã hội muốn nhờ BHXHGL trả lời giúp. Là đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ một phần kinh phí hoạt động. Người lao động có nhiều loại: Biên chế, hợp đồng theo nghị định 68 và hợp đồng lao động không thuộc hai loại trên (nhóm 3). 1. Người lao động làm công việc bảo vệ, vệ sinh (nhóm 3) có được vận dụng để kí hợp đồng lao động thỏa thuận xếp lương họ vào bậc 4 (không qua bậc 1, 2 , 3)của bảng lương bảo vệ, vệ sinh theo nghị định 204/ND-CP ? BHXH có chấp nhận thu trường hợp này không? 2. Người lao động (nhóm 3) đã có thời gian đóng BHXH lương thỏa thuận 1.700.000đ/tháng nay muốn chuyển sang đóng theo hệ số của thang bảng lương nghị định 204. có được chuyển thời gian trước đó đã tham gia BHXH để xếp lương hay không? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
08/09/2016
File đính kèm:
Câu trả lời:

Vấn đề ông (bà) hỏi, Bảo hiểm xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm 1.1; Điều 4; Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ từ 3 đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Như vậy, việc đơn vị có HĐLĐ với bảo vệ, tạp vụ nếu có ký kết HĐLĐ có thời hạn trên 3 tháng thì thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Mặt khác theo quy định tại Điều 6; Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có quy định tiền lương làm cơ sở đóng BHXH bắt buộc được quy định như sau:

- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

- Đối với người lao động người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ.

+ Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Hiện nay mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2016 là 2.700.000 đồng đối với khu vực PleiKu; các huyện còn lại 2.400.000 đồng.

- Trường hợp người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.